Thảo luận một số vấn đề về quy định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP từ ngày 01/07/2022.

Cốt lõi của việc tăng lương là tạo thu nhập cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất một cách bền vững, vì vậy mà việc điều chỉnh tiền lương cũng làm tăng niềm tin, tạo cơ hội cho người lao động gắn bó với DN. Vậy với những thay đổi tiền lương tối thiểu vùng theo NĐ số 38/2022/NĐ-CP chính phủ ban hành ngày 12/06/2022 thì Doanh nghiệp và NLĐ sẽ có được những thuận lợi và gặp khó khăn gì thì iCare Việt Nam sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Đối với DN áp dụng tiền lương công việc yêu cầu qua đào tạo nghề đối  +7%.

1.1 Góc nhìn thuận lợi đối với Doanh nghiệp và người lao động

-Người lao động được áp dụng mức tiền lương tối thiểu vùng mới + 7% đối với công việc đã qua đào tạo để mức hưởng chế độ BHXH ở mức tốt hơn.

Trước đây khi NLĐ thực hiện theo mức lương TTV theo NĐ số 90/2019/NĐ-CP thì mức tiền lương áp dụng người lao động đã qua đào tạo là mức 4.729.400đ/tháng . Từ ngày 01/07/2022 khi thực hiện quy định tiền lương TTV mới theo NĐ số 38 thì mức lương TTV khi +7% thì NLĐ sẽ như sau:

– Khi điều chỉnh mức lương thì phía NLĐ sẽ được nâng cao đời sống, bù đắp thêm cho người lao động trước áp lực lạm phát, gia tăng chi phí sinh hoạt.

– Thay đổi tiền lương sẽ làm căn cứ hưởng chế độ liên quan như  tiền lương nghỉ lễ, phép, ngừng việc tốt hơn sẽ tạo động lực cho NLĐ tăng năng suất, gắn bó với doanh nghiệp.

– Điều chỉnh mức trần đóng Bảo hiểm thất nghiệp là 20 lần tiền lương tối thiểu vùng và nâng trần quyền lợi hưởng chế độ thất nghiệp của NLD tối đa 5 lần mức lương tối thiểu vùng.

Theo Điều 50 Luật Việc làm 2013 đã nêu rõ:

  1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Theo quy định này, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa mà người lao động được nhận hằng tháng sẽ không vượt quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng.

1.2 Một số vướng mắc của DN và NLĐ khi thực hiện chế độ tiền lương theo NĐ mới.
– Điều chỉnh mức đóng BHXH cho người lao động theo mức tiền lương TTV+ 7% từ tháng 07/2022. DN cần cân đối nguồn kinh phí bổ sung để thực hiện nghĩa vụ  với NLD.

– Điều chỉnh tăng mức đóng và bố trí nguồn từ 01/07/2022 cho kinh phí công đoàn thuộc trách nhiệm đóng của NSDLD là 2% được tính trên tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội.

– Tuyên truyền với người lao động về mức đóng BHXH và các lợi ích chế độ thai sản, ốm đau, mức hưởng lương hưu khi tăng mức đóng.

– Trường hợp DN có tổ chức công đoàn thì thông báo tới NLD về việc điều chỉnh mức đóng 1% đoàn phí dựa trên mức lương tối thiểu vùng (Mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở)

2. Trường hợp DN áp dụng mức tiền lương tối thiểu vùng mới hoặc thỏa thuận với NLD về việc không thực hiện +7% đối với công việc đã qua đào tạo

Khi thực hiện quy định mới tăng mức lương tối thiểu vùng theo NĐ số 38 thì không yêu cầu tăng 7% đối với NLĐ đã qua đào tạo và 5% đối với công việc nặng nhọc độc hại như những Nghị định trước đây.

Tuy nhiên, tại tiết b, Điểm 1.1, Khoản 1 theo Công văn số 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN ngày 17/06/2022 hướng dẫn Nghị định 38/2022/NĐ-CP có nêu “Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Theo đó, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động.”

2.1. Góc nhìn đối với Doanh nghiệp.

– Khi DN không áp dụng mức + 7% đối với lao động đã qua đào tạo thì đơn vị sẽ không thực hiện điều chỉnh mức đóng BHXH, không điều chỉnh chi phí công đoàn cho NLĐ cũng như các khoản chi phí khác của DN.

– Đối với thỏa thuận này thì vẫn phải đảm bảo các chế độ của NLĐ được giữ nguyên: có nghĩa là  mức tiền lương làm căn cứ hưởng chế độ nghỉ phép, nghỉ lễ,… của NLĐ sẽ phải được giữ nguyên chứ không được cắt giảm.

– Nếu TH điều chỉnh thỏa thuận này thấp hơn quy định cũ thì phải điều chỉnh sao cho không được thấp hơn so với mức lương TTV hiện tại.

-Tuy nhiên đối với thỏa thuận này thì DN không thu hút được NLĐ quay trở lại làm việc cũng như không tạo dựng được sự gắn kết giữa NLĐ và DN trong thời gian lâu dài.

– Khi DN thỏa thuận với NLĐ không điều chỉnh đối với NLĐ đã qua đào tạo +7%  và các TH khác ( +5% đối với NNĐH)  thì DN phải:

+ Phải tiến hành rà soát các nội dung thỏa thuận trong HĐLĐ, Thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương, quy định của đơn vị nếu có 7% đào tạo hay 5% NNĐH để điều chỉnh lại cho phù hợp. Đặc biệt không được cắt, giảm chế độ tiền lương làm thêm giờ, làm đêm… và các chế độ khác theo quy định của Pháp luật lao động như phụ cấp nặng nhọc, độc hại (NNĐH)…

+ Thực hiện thỏa thuận lại và có sự tham gia góp ý của Công đoàn, đại diện tập thể người lao động tại cơ sở bằng phụ lục hợp đồng lao động, điều chỉnh Thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương, quy định của đơn vị theo nội dung mới. 

+ Trường hợp người lao động năng nhọc độc hại (NNĐH) không được tính cao hơn 5% nhưng vẫn phải đảm bảo phụ cấp đối với công việc NNĐH theo quy định của pháp luật lao động.

+ DN phải thực hiện điều chỉnh lương cho NLĐ đối với những NLĐ đang hưởng mức lương thấp hơn mức lương TTV được áp dụng theo NĐ 38.

Nếu DN trả lương thấp hơn mức lương TTV quy định thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau: Từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 1 – 10 người lao động; từ 30.000.000 – 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 – 50 người lao động; từ 50.000.000 – 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

2.2 Góc nhìn đối với NLĐ

– Trường hợp NLĐ thỏa thuận không áp dụng đối với đã qua đào tạo +7% thì Mức lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động trước tháng 07/2022 là 4.729.400đ/tháng, mức áp dụng từ 07/2022 là 4.680.000đ/tháng. NLĐ và NSDLĐ thống nhất về việc điều chỉnh mức đóng mới theo hướng có lợi cho người lao động.

– Trong trường hợp NLĐ và NSDLĐ thỏa thuận giữ nguyên áp dụng  đối với đã qua đào tạo +7% thì mức đóng BHXH của NLĐ và NSDLĐ không biến động. 

Trên đây là những phân tích của iCare Việt Nam đối với vướng mắc của DN và NLĐ khi thực hiện lương tối thiểu vùng theo NĐ số 38/2022/NĐ-CP. Nếu có vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 15 12 để được tư vấn.

iCARE Việt Nam